Có người thắc
mắc là tại sao ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực lại là ngày 30-12-2018 mà không
phải là ngày 1-1-2019 vì ngày 30-12 nghe nó cứ "lửng lơ" thế nào ấy.
Sao không tính toán để nó có hiệu lực từ ngày 1-1-2019 thì có vẻ
"đẹp" hơn không.
Đồng ý là theo
thỏa thuận thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày tính từ ngày mà nước thứ
sáu thông báo việc hoàn tất thủ tục phê chuẩn với nước được phân công đăng ký
lưu chiểu là New Zealand. Thế nên Australia thông báo với New Zealand vào ngày
31/10 thì cứ cộng 60 ngày thì ra 30/12/2018. Nhưng về nguyên tắc thì Australia
hoàn toàn có thể thông báo với NZ chậm hơn 2 ngày, tức thông báo vào ngày 2/11
thì khi đó CPTPP sẽ có hiệu lực chính xác là vào ngày 1-1-2019.
Thực ra vấn đề
ở đây không phải là chọn ngày "đẹp" theo nghĩa của con số, mà
Australia (cũng như New Zealand và Ca na da trước đó) đã chọn ngày 31-10-2018
là ngày quá "đẹp"
Lý do là thế
này:
Việc xóa bỏ
thuế quan đối với hàng hóa trong CPTPP sẽ được thực hiện theo lộ trình từng
năm, mà lộ trình này được tính theo năm của lịch, bắt đầu từ 1/1 hàng năm và
kết thúc vào 31/12 hàng năm.
Thế nên bằng
việc có hiệu lực vào ngày 30/12/2018, Hiệp định CPTPP đã chính thức thực hiện
gói giảm thuế đầu tiên vào năm 2018 và gói giảm thuế này sẽ được thực hiện
trong đúng một ngày, đó là ngày 31/12/2018.
Ngay ngày tiếp
theo, tức ngày 1/1/2019 thì Hiệp định CPTPP sẽ bước sang năm thứ hai và từ ngày
1/1/2019 gói giảm thuế thứ hai chính thức có hiệu lực.
Như vậy là nếu
Australia thông báo với New Zealand muôn hơn chỉ 2 ngày thôi thì lộ trình cắt
giảm thuế của toàn bộ CPTPP sẽ bị chậm hơn 1 năm.
Với ý nghĩa như
vậy thì mới thấy là ngày Australia thông báo với New Zealnd vừa qua là ngày
"quá đẹp" xét từ góc độ thúc đẩy tự do thương mại.
Nhân đây thì
nói rõ thêm chuyện có liên quan: không phải nội dung nào cũng áp dụng cách tính
năm là theo năm của lịch, mà có những nội dung cam kết lại được tính theo năm
chính xác đến ngày. Ví dụ: ngày có hiệu lực đối với nước A là ngày 15/11/2018
thì phải đến 15/11/2019 thì mới được tính là hết năm thứ nhất. Trong trường hợp
đó, lời văn của Hiệp định sẽ dùng là "kê từ ngày kỷ niệm tròn năm ngày có
HĐ có hiệu lực lần thứ nhất đến ngày kỷ niệm tròn năm lần thứ hai..."
(after the first anniversary....).
Nôm na cách
tính năm cắt gảim thuế tương tự như cách tính tuổi để trẻ đi học. Còn cách tính
năm để áp dụng cho một số cam kết cụ thể thì tính theo năm để mừng sinh nhật
nếu trong cam kết nói rõ cách tính như vậy. Nói vậy cho dễ hiểu.
Đôi lời phục vụ
bạn nào quan tâm.
Chúc các bạn
một ngày vui và cũng nhau đón chờ ngày Quốc hội bấm nút phê chuẩn CPTP
Mạnh Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét