Để dễ nhớ, họ tổng kết lại thành 10 cái gạch đầu dòng sau:
1.
Cần
cù lao động song
dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
2.
Thông
minh, sáng tạo song
chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
3.
Khéo
léo, song không
duy trì đến cùng, ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm.
4.
Vừa
thực tế, vừa mơ
mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5.
Ham
học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học đến đầu đến đuôi nên kiến thức không hệ
thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi
người Việt Nam.
6.
Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
7.
Tiết
kiệm, song
nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ.
8.
Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương
ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn.
Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít xuất hiện.
9.
Yêu
hòa bình, nhẫn nhịn, song
nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại
cục.
10.
Thích tụ tập, song lại thiếu tính liên
kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc một người làm thì tốt, ba người làm thì
kém, bảy người làm thì hỏng).
Để mà nịnh nhau, nhất là để đưa lên báo chí, sách vở
"chính thống" thì người ta thường chỉ đưa những tính cách đầu tiên,
nghĩa là đứng trước cái từ "SONG". Nhưng tôi nghĩ để hiểu con người
Việt chúng mình một cách chân thực thì cần có đủ dũng cảm để nói cả những cái
sau cái từ "SONG" ấy. Không phải không nói ra tức là không có, mà nên
tự biết rằng chúng ta có những tính cách đó để biết và sống chung với con người
thật của chúng ta, để khi trong cuộc sống mà gặp biểu hiện của những tính cách
đó thì thấy nó cũng bình thường, vì đó chính là chúng ta mà.
Mạnh Cường Lotus
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét